Kiểm định solar: Là quá trình tiến hành kiểm định, thẩm định đối với một hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, mái xưởng… Theo một quy trình chuẩn TCVN. Được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng điện, năng nượng mặt trời chuyên về kiểm định.

kiểm định solar

Kiểm định solar mặt trời lắp đặt trên mái nhà, mái xưởng thép

Việc tiến hành Kiểm tra, đánh giá an toàn kỹ thuật của hệ thống điện mặt trời sau khi thực hiện quá trình lắp ráp, hoà lưới rất cần thiết. Đây là căn cứ để đơn vị sử dụng đánh giá, nghiệm thu với đơn vị lắp đặt. Việc kiểm định phải được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn liên quan. Và phải được các công ty chuyên về kiểm định solar thưc hiện theo quy trình nhất định. Khi tiến hành kiểm định hệ thông điện mặt trời sẽ có các lợi ích sau:

  • Là căn cứ để các công ty điện lực đánh giá chất lượng và quy mô, giá trị của công trình điện mặt trời. Trước khi thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện giữ đơn vị sử dụng và công ty điện lực;
  • Kiểm định solar đảm bảo hệ thống điện an toàn cho người sử dụng. Hoạt động chính xác và hiệu quả. Ben cạnh đó, tránh được các rủi ro pháp lý và tranh chấp (nếu có) giữa các cá nhân, tổ chức liên quan;
  • Đặc biệt chú tâm đến nhu cầu cảu người sử dụng. Việc kiểm định hệ thống điện mặt trời đảm bảo an toàn giúp phòng tránh các nguy cơ cháy nổ, rủi ro thiệt hại tài sản và sức khỏe, tính mạng con người.

kiểm định solar

Quy trình kiểm định solar

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết bị cần tiến hành kiểm định solar

  • Kiểm tra CO, CQ thiết bị đo kiểm, tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống điện mặt trời;
  • Hồ sơ về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm tra đo kiểm trước (nếu có);
  • Bản vẽ tổng thể, bản vẽ chi tiết;
  • Bản vẽ mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Bước 2: Đánh giá, kiểm tra bên ngoài

Việc kiểm định hệ thống điện mặt trời chỉ được tiến hành sau khi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ kỹ thuật. Nhằm nắm rõ toàn bộ kết cấu, đặc tính kỹ thuật của hệ thống và việc bố trí hệ thống có phù hợp với các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và các căn cứ kiểm định.

  • Kiểm tra tổng quát vị trí thử nghiệm (mặt bằng thử, các công trình kế cận xung quanh, môi trường làm việc của hệ thống …) biển cảnh báo, biển hướng dẫn và biện pháp an toàn trong suốt quá trình thử nghiệm.
  • Kiểm tra các khóa an toàn ở từng tủ điện, các thiết bị an toàn được bố trí đầy đủ chưa.
  • Khám xét bên ngoài hệ thống: phát hiện sự không phù hợp về kỹ thuật lắp đặt của các chi tiết, cấu kiện; phát hiện các khuyết tật, hư hỏng biểu hiện bên ngoài của các chi tiết, bộ phận hệ thống điện trong quy trình kiểm định solar.
  • Khi xem xét, kiểm tra bên ngoài, cần chú trọng đến các bộ phận chi tiết sau: Các chi tiết mối nối và liên kết: đinh tán, bu lông phải chắc chắn, không bị tháo lỏng, rạn nứt; Mái nhà khi leo lên kiểm tra phải cứng vững, thang leo trèo trong tình trạng tốt.

kiểm định solar

Bước 3: Tiến hành kiểm định solar – Hệ thống điện mặt trời

  • Đo cách điện các thiết bị: Thiết bị Inverter; Tủ điện nguồn; Tủ hộp nối điện/Combiner box (tủ điện cho tấm pin mặt trời); Dây nguồn dẫn điện; Dây dẫn; Tấm pin mặt trời (Đo xác suất 5%); Máng cáp điện.
  • Đo tiếp địa an toàn: Đo hệ thống hiện hữu tại công trình; Hệ thống điện mặt trời.
  • Đo chất lượng điện năng: Kiểm tra chức nhăng vận hành duy trì phát điện (tần số Hz); Kiểm tra chức năng không tự động kết nối lại lưới; Kiểm tra chức năng không tự động kết nối lại lưới; Kiểm tra chức năng đo lường điện áp, hệ số công suất, thành phần thứ tự nghịch; Kiểm tra chức năng điều chỉnh công suất tác dụng (khi f>50,5Hz).
  • Các kiểm tra khác khi tiến hành kiểm định solar: Kiểm tra thành phần sóng: kiểm tra thành phần song hài của điện áp, kiểm tra thành phần sóng hài của dòng điện; Kiểm tra xâm nhập dòng 1 chiều; Kiểm tra mức nhấp nháy điện áp (kiểm tra mức nhấp nháy ngắn hạn Pst, Kiểm tra mức nhấp nháy dài hạn Plt); Kiểm tra chức năng hoạt động bộ hoà lưới (kiểm tra chức năng kết nối khi xảy ra sự cố, kiểm tra chức năng bảo vệ).

Bước 4: Xử lý kết quả thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận an toàn

  • Xử lý hoàn chỉnh hồ sở kiểm định, tiến hành lập biên bản kiểm định;
  • Khi tấ cả các kết quả được hoàn thành, công ty kiểm định sẽ trả kết quả kiểm định sớm nhất
  • Cuối cùng, tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và dán tem kiểm định trên thiết bị tại vị trí dễ thấy.

kiểm định solar

Các tiêu chuẩn kiểm định solar

  • TCVN 7447-4 (IEC 60364-4) “Hệ thống điện hạ áp – Bảo vệ an toàn”;
  • TCVN 7447-6 (IEC 60364-6) “Hệ thống điện hạ áp – Kiểm tra xác nhận”;
  • TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358: 2012 “Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – yêu cầu chung”;

Dịch vụ kiểm định solar tại Tp. HCM của CTCP Kiểm định Thẩm định An toàn 3

Liên hệ chuyên gia của 3 Safety để được tư vấn về quy trình, giá cả, và các hồ sơ giấy tờ cần thiết 24/24:

Tham khảo thêm các dịch vụ thẩm định xây dựng, thẩm định giá công trình xây dựng tại 3 Safety:

(nguồn hình ảnh: internet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *