Kiểm định cổng trục: Là quá trình kiểm định các bộ phận của cổng trục, bán cổng trục. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Hơn nữa cổng trục là thiết bị có quy định nghiêm ngặt về an toàn trong lao động. Chính vì vậy, kiểm định an toàn cổng trục là việc làm hết sức cần thiết.

kiểm định cổng trục

Cổng trục là gì? Tại sao phải kiểm định cổng trục?

Cổng trục là một loại thiết bị chuyên dùng để nâng – hạ- di chuyển hàng hóa ngoài bến bãi, nơi tập kết vật liệu. Nó rất tiện dụng, và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa với tải trọng từ 1 tấn – 1000 tấn, cổng trục  di chuyển được nhờ hệ thống motor điện bố trí dưới hai chân cổng. Cổng trục gồm hai loại chính là:

  • Cổng trục dầm đơn (có công xôn hoặc không)
  • Cổng trục dầm đôi (có công xôn hoặc không)

Ta thấy rằng cổng trục được sử dụng trong rất nhiều các hạng mục, công trình. Dùng để nâng, kéo, cẩu các vật có trọng lượng lớn trong xây dựng, vận chuyển hàng hóa…

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

kiểm định cổng trục

Quy trình kiểm định cổng trục mới nhất

Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cổng trục, hay gọi chung là các thiết bị nâng kiểu cần cẩu phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị: Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình kiểm định cổng trục. Các công ty, xí nghiệp cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ tất cả các hồ sơ có liên qian đến cổng trục. Bao gồm: Thiết kế, Lắp ráp, nguồn gốc vật liệu… Để ban kiểm định sớm hoàn thành quy trình.
  • Kiểm tra bên ngoài: Bước này được tiến hành khi tất cả các hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn phù hợp theo quy định của pháp luật. Kiểm tra bên ngoài bao gồm kiểm tra về hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu, chất liệu…
  • Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải: Hay là bước kiểm tra bên trong cổng trục: Bước này yêu cầu độ cẩn trọng hơn thảy, sẽ kiểm tra lắp ráp bên trong của thiết bị của thiết bị. Độ khớp, độ chính xác của từng bộ phận. Để sẵn sàng cho bước tiếp theo là vận hành thử.
  • Các chế độ thử tải – Phương pháp thử: Bước này chính là vận hành thử cổng trục.
  • Xử lý kết quả kiểm định. Nếu kết quả kiểm định cổng trục đạt yêu cầu, công ty 3 Safety sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép.

kiểm định cổng trục

Các TCVN liên quan đến kiểm định cổng trục

  • QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • QCVN 30: 2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục;
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục – Từ vựng – Phần
  • TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
  • TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
  • TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

kiểm định cổng trục

Dịch vụ kiểm định Cổng trục CTCP Thẩm Định Kiểm Định An Toàn 3

Liên hệ với chúng tôi theo Hotline/Zalo để được tư vấn.

Xem thêm:

(nguồn ảnh: internet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *