Bình chịu áp lực là thiết bị chứa, chuyên chở các môi chất sao cho áp suất bên trong bình khác với áp suất khí quyển của môi trường xung quanh. Tại sao người ta lại chú trọng công tác kiểm định bình chịu áp lực theo các tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn rất được như vậy? Chính là do rất nhiều ngành công nghiệp càn phải sử dụng bình chịu áp. Có rất nhiều các môi chất cần được chứa và nén trong thiết bị chứa để giữ áp suất khác với áp suất môi trường như: khí hóa lỏng (LPG, CNG…), khí công nghiệp (CO2, H2, N2…)…

Kiểm định bình chịu áp lực bao gồm các loại nào?

Có rất nhiều các dạng bình chịu áp lực khác nhau được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy vậy, có một thông số tiêu chuẩn được quy định chung: Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực cỡ áp suất làm việc định mức trên 210 bar.

Người ta cũng dựa vào các thông số này để thực hiện quy trình kiểm định sao cho đạt quy chuẩn chất lượng. Ngay bây giờ, 3 Safety sẽ cùng chia sẽ cho các bạn một quy trình kiểm  định bình chịu áp lực đầy đủ và chi tiết.

Quy trình kiểm định bình chiu áp lực

Thông thường, một quy trình kiểm định bình chịu áp lực đầy đủ sẽ bao gồm 6 bước từ khâu kiểm tra hồ sơ, thông số về bình chứa và vật được chứa. Tiếp đến là kiểm tra bình chịu áp theo từng phần, bên trong và bên ngoài, các bộ phận một cách kỹ càng. Kết thúc quá trình, ta xử lý các thông số thu được và chho ra kết quả kiểm định có đạt chất lượng hay không.

kiểm định bình chịu áp lực

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ sau khi được xuất xưởng sẽ đưa vào bộ phận có thẩm quyền để kiểm tra.
  • Hồ sớ bao gồm tất cả những gì liên quan đến bình chịu áp lực: Từ Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa…
  • Bao gồm cả Hồ sơ đã được kiểm định những lần trước đó.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong bình chịu áp lực

  • Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt (nếu có)
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm áp suất

  • Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra kỹ thuật bình có kết quả đạt yêu cầu.
  • Áp suất và môi chất thử phụ vào áp suất làm việc lớn nhất và môi chất làm việc của thiết bị.

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ

Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:

  • Kiểm định van an toàn
  • Kiểm định áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành bình chịu áp lực

Kết nối các thiết bị phụ trợ, cơ cấu an toàn… vận hành thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình chịu áp lực

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định bình chịu áp lực.

kiểm định bình chịu áp lực

Thời hạn kiểm định bình chịu áp lực

Kiểm định bình chịu áp lực được thực hiện vào lần đầu sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng bình.

Trong quá trình sử dụng bình chịu áp lực, để đảm bảo an toàn, các xi nghiệp cần thực hiện kiểm định theo chu kỳ. Thông thường, chu kỳ kiểm định bình chịu áp lực là 3 năm/lần đối với thiết bị có chất môi chất thông thường và 2 năm/lần đối với các môi chất độc hại, ăn mòn hay cháy nổ.

Chế độ Kiểm định bất thường được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt, thay thế, sửa chữa. Chế độ kiểm định này cũng áp dụng cho các bình chịu áp lực có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.

kiểm định bình chịu áp lực

Tiêu chuẩn nào cho kiểm định bình chịu áp lực?

CTCP Thẩm Định Kiểm Định An Toàn 3, thực hiện các quy trình kiểm định theo tieu chuẩn quy định của nhà nước. Bao gồm các tiêu chuẩn được liệt kê như bên dưới. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể click vào từng tiêu chuẩn, chúng tôi có đặt link dẫn đến các tiêu chuẩn để bạn có thể tham khảo một cách đầy đủ nhất.

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
  • TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
  • TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 0C
  • TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử)

kiểm định bình chịu áp lực

Dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực của CTCP Thẩm Định Kiểm Định An Toàn 3

Liên hệ với chúng tôi theo Hotline/Zalo để được tư vấn.

Mr Công: 0985000468

Mr Hoàng: 0983134711

Xem thêm: Kiểm định tất tần tật các hệ thống đường ống dẫn nước, khí, gas – Quatest

(nguồn ảnh: internet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *