Thế nào là kiểm định xây dựng? Kiểm định nâng tầng trong xây dựng?

Nâng tầng công trình xây dựng là thi công xây dựng thêm tầng mới bên trên công trình hiện tại. Nhằm tận dụng khoảng không trên cao, trong điều kiện kết cấu móng, cột, sàn,… Hiện hữu phát huy khả năng chịu lực khi nâng tầng. Thông qua kiểm định xây dựng xác định, tính toán, đánh giá chất lượng hiện trạng và khả năng chịu lực của công trình để tiến hành thi công xây dựng và cải tạo nâng tầng.

kiểm định nâng tầng

Tiêu chuẩn kiểm định thẩm định nâng tầng an toàn

Thẩm định nâng tầng công trình xây dựng tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) và tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như:

TCVN 9115:2019 về kết  cấu  bê  tông  và  bê  tông  cốt  thép  toàn  khối  –  quy  phạm  thi công và nghiệm thu.

TCVN 2737:2020 về tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 5574:2018 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế.

TCXDVN 239:2006 về bê tông nặng – chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

TCVN 9334:2012 về bê tông nặng – phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy.

TCVN 9356:2012 về kết cấu bê tông cốt thép – phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.

TCVN  9381:2012 về hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.

kiểm định công trình

Quy trình kiểm định xây dựng – kiểm định nâng tầng công trình

–  Đánh giá, ghi nhận hiện trạng công trình

  • Quan sát, xem xét các tài liệu về quá trình thi công công trình, ghi nhận lại hiện trạng công trình dâng thi công
  • Lập biên bản ghi nhận hiện trạng công trình xây dựng nâng tầng
  • Đánh giá đặc điểm kết cấu chịu lực của công trình

–  Kiểm tra kích thước móng.

  • Tiến hành đo đạc và lấy số liệu về kích thước của nền móng các công trình xây dựng.
  • kiểm định kích thước móng bao gồm: Xác định bề dày của sàn hầm bê tông cốt thép và xác định kích thước của móng; tính toán độ chịu lực của móng.

–  Kiểm tra kích thước hình học các cấu kiện chịu lực

  • Dựa theo kích thước hình học đặc trưng của công trình xây dựng, tiến hành khảo sát công trình tại một số vị trí nhất định.
  • Móng là cấu kiện chịu đầu tiên và cơ bản nhất, sau đó mới từ móng mà xây dựng nên công trình và các cấu kiện chịu lực khác.

–  Kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp kết hợp để kiểm định công trình

  • Cường độ bê tông quyết định độ bền và vững chãi của công trình.
  • Kiểm tra cường độ của bê tông công trình được xác định bằng phương pháp khoan lấy mẫu và phương pháp không phá hủy.

–  Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép của công trình

  • Tiến hành kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép một số cấu kiện chịu lực của công trình bằng phương pháp siêu âm bằng máy Elcometer kết hợp với phương pháp khoan đục thủ công cho kết quả số lượng và đường kính cốt thép.

– Tính toán, đánh giá khả năng chịu lực của công trình khi tiến hành cải tạo, sửa chữa, nâng tầng

  • Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu công trình với kích thước hình học tiết diện cấu kiện, cường độ bê tông, số lượng, đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế khảo sát tại hiện trường khi tiến hành cải tạo, sửa chữa, nâng tầng.

– Lập báo cáo kiểm định nâng tầng

  • Sau khi lấy toàn bộ số liệu về công trình, rà soát và kiểm tra lại lần cuối trước khi trả kết quả.
  • Thiết lập báo cáo kiểm định thẩm định nâng tầng.
  • Trả kết quả kiểm định xây dựng.

kiểm định công trình

Dịch vụ kiểm định xây dựng – nâng tầng công trình CTCP Thẩm Định Kiểm Định An Toàn 3

Liên hệ với chúng tôi theo Hotline/Zalo để được tư vấn.

Mr Công: 0985000468

Mr Hoàng: 0983134711

Xem thêm: Kiểm định tất tần tật các hệ thống đường ống dẫn nước, khí, gas – Quatest

(nguồn ảnh: internet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *